Thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động
Mã HS đồ bảo hộ lao động
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng. Theo các quy định hiện hành, căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo thực tế của mặt hàng nhập khẩu để xác định mã HS của mặt hàng đó. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.
Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động có thể tham khảo mã HS của mặt hàng theo bảng sau:
STT | TÊN HÀNG HÓA | MÃ HS | QUẢN LÝ NHẬP KHẨU |
1 | Phương tiện bảo vệ đầu
|
6506.10.20
6506.10.30 6506.10.90 |
Kiểm tra về chất lượng sau khi thông quan.
– Căn cứ để kiểm tra dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định. – Cơ quan kiểm tra: Cục An toàn lao động. |
2 | Phương tiện bảo vệ mắt, mặt
|
3926.90.42
9004.90.50 |
|
3 | Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp
|
9020.00.00
8421.39.90 6307.90.90 |
|
4 | Phương tiện bảo vệ tay
|
3926.20.60
3926.20.90 3926.90.39 4015.19.00 4203.29.10 6116.10.90 6116.99.00 6216.00.10 6216.00.99 |
|
5 | Phương tiện bảo vệ chân
|
6401.10.00
6402.91.91 6402.91.99 6402.99.10 6402.99.90 6403.40.00 6403.91.10 6403.99.10 |
|
6 | Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã cá nhân | 4205.00.20
6307.90.61 6307.90.69 |
Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu đồ bảo hộ lao động
Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục đồ bảo hộ lao động thuộc sự quản lý chuyên ngành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Do đó khi nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan nhập khẩu.
Theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP, bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.
- Hợp đồng.
- Hóa đơn.
- Phiếu đóng gói (Packing list.)
- Vận đơn.
- Chứng nhận chất lượng (CQ)
- Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)
- Hồ sơ kỹ thuật (đối với thiết bị máy móc)
- Test report.
- Các chứng từ khác (nếu có)